Lịch sử Tiếng_Mãn

Hoành phi tài Càn Thanh môn của Càn Thanh Cung tại Tử Cấm ThànhBắc Kinh (bên trái là tiếng Hán: 乾清門, bên phải là tiếng Mãn: ᡴᡳᠶᠠᠨ
ᠴᡳᠩ
ᠮᡝᠨ, Möllendorff: kiyan cing men, Abkai: kiyan qing men) Con dấu có khắc "Bạch sơn hắc thủy, nguyên viễn lưu trường" bằng tiếng Mãn

Mãn tộc do Hải Tây Nữ Chân, Kiến Châu Nữ Chân, Mông Cổ, rất nhiều dân tộc dung hợp mà thành[8].

Bộ tộc Nữ Chân đến thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích, những văn bản bằng tiếng Nữ Chân gần như đã không còn. Đại đa số người Nữ Chân nói tiếng Nữ Chân, sử dụng chữ Mông Cổ, cũng có một ít người sử dụng chữ Hán. Điều này khiến cho tỉ lệ người biết chữ cực kì thấp, cực kì bất lợi đối với sự lưu hành của các chính lệnh, thường làm hỏng thời cơ trong chiến tranh, hoàn toàn không đáp ứng được sự phát triển của xã hội người Nữ Chân.

Căn cứ "Mãn Châu thực lục", năm 1599, Nỗ Nhĩ Cáp Xích mệnh Ngạch Nhĩ Đức Ni (额尔德尼) và Cát Cái (噶盖) mượn văn tự Mông Cổ để sáng tạo ra văn tự cho tiếng Mãn. Mặc kệ sự phản đối của hai cố vấn, Nỗ Nhĩ Cáp Xích vẫn quyết tâm chuyển chữ Mông Cổ sang chữ không có dấu chấm tròn (tiếng Mãn: ᡨᠣᠩᡴᡳ
ᡶᡠᡴᠠ
ᠠᡴᡡ
ᡥᡝᡵᡤᡝᠨ, Möllendorff: tongki fuka akū hergen, Abkai: tongki fuka akv hergen), còn được xưng là "lão Mãn văn" hay "cựu Mãn văn". Văn tự này thông hành ở Kiến Châu lúc bấy giờ, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành lập của Hậu Kim và sự phát triển của người Mãn sau này. Sau này, Đạt Hải (达海) thêm vào 12 ký tự đầu, lại thêm dấu chấm ở hai bên "cựu Mãn văn", chữ Mãn càng lúc càng hoàn thiện, loại văn tự mới này được xưng là "tân Mãn văn" (tiếng Mãn: ᡨᠣᠩᡴᡳ
ᡶᡠᡴᠠ
ᠰᡳᠨᡩᠠᡥᠠ
ᡥᡝᡵᡤᡝᠨ, chuyển tả: tongki fuka sindaha hergen), bắt đầu thông dụng ở Hậu Kim.

Trước thời Thanh trung kỳ, các loại chiếu, cáo đều sử dụng Mãn văn, chữ Mãn cũng trở thành văn tự được sử dụng chủ yếu trong tấu báo, công văn, dạy học, phiên dịch và sử dụng hằng ngày. Trước thời Càn Long, số lượng tấu chương viết bằng chữ Mãn chiếm phần lớn, nhiều hơn rất nhiều so với chữ Hán. Trong đó thời Thuận Trị tấu chương hầu hết đều là thuần Mãn văn, thời Khang - Ung thì tấu chương viết xen kẽ Hán - Mãn, sử dụng thuần chữ Hán hay thuần chữ Mãn rất hiếm.[9]

Năm Càn Long thứ 40 (1775), một quan lớn người Mãn là Quả Nhĩ Mẫn (果尔敏) đã không thể nghe hiểu khi Càn Long sử dụng tiếng Mãn, mà người này đến từ Thịnh Kinh, Thịnh Kinh Tướng quân Lâm Ninh Tả (琳宁写) viết tấu chương cho Càn Long cũng bằng chữ Hán.[10]

Sau thời Càn - Gia, tiếng Mãn ngày càng suy bại.[10]

Năm Quang Tự thứ 10 (1884), sau khi Tân Cương thành lập, nhân số sử dụng tiếng Mãn đạt hơn 40 ngàn người, trong đó ngoại trừ người Mãn thì người Xibe (Tích Bá) cũng sử dụng tiếng Mãn.